Tổng quan về xã Tế Thắng
Ngày 18/11/2022 20:48:44
Tế Thắng thuộc huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm huyện Nông Cống 07km về phía Bắc.
+ Phía Đông giáp xã Tế Nông.
+ Phía Tây giáp huyện Như Thanh.
+ Phía Nam giáp xã Tế Lợi.
+ Phía Bắc giáp xã Trung Thành.
Diện tích tự nhiên 998,81ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 475,41 ha; đất lâm nghiệp 282,25ha; đất rừng phòng hộ 282,25ha; đất nuôi trồng thủy sản 46,08ha; đất phi nông nghiệp 182,82ha.
Dân cư tập trungở 9 thôn gồm: Yên Cách, Đại Đồng, Quả Cảm, Giá Mai, Đậu Yên, Thổ Nam, Thổ Trung, Thổ Bắc, Thổ Tân.
Tế Thắng có 9/9 thôn được công nhận thôn văn hóa, 3/3 trường được công nhận trường đạt chuẩn văn hóa, xã được công nhận đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới năm 2017.
Tháng tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh nhân dân Tế Thắng cùng với nhân dân cả nước đã đứng lên làm cuộc cách mạng đánh đổ chế độ thực dân phong kiến lập nên chính quyền dân chủ nhân dân. Kể từ đây người dân được làm chủ vận mệnh của mình, được sống trong đọc lập tự do, đem hết tài năng trí tuệ xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt là trong công cuộc đổi mới các tầng lớp nhân dân Tế Thắng tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, một lòng một dạ đi theo Đảng. Phát huy truyền thống yêu quê hương với tinh thần tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, đoàn kết thống nhất xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc góp phần xứng đáng cho sự nghiệp giải phòng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong sự nghiệp vẻ vang đó Tế Thắng có hơn 1.526 lượt người tham gia lực lượng vũ trang qua các thời kỳ và tham gia lực lượng thanh niên xung phong, có 128 liệt sĩ, hơn 100 thương bệnh binh và người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, 13 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và hàng trăm lượt người tham gia dân công hỏa tuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ và khắp các chiến trường.
Sau 35 năm đổi mới xã Tế Thắng đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của nhà nước vào việc phát triển kinh tế xã hội. Do đó kinh tế địa phương không ngừng tăng trưởng đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, cơ sở vật chất được tăng cường, bộ mặt địa phương không ngừng đổi mới, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, những hoạt động văn hóa truyền thống của địa phương được bảo lưu, gìn giữ và phát huy có hiệu quả.
Phát huy truyền thống quê hương, con em Tế Thắng ra đi đã nỗ lực phấn đấu trên mọi lĩnh vực công tác, nhiều người đã thành đạt, góp phần làm vẻ vang truyền thống quê hương, trong đó nhiều người là sĩ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang quân đội, là thạc sĩ, là thầy thuốc nhân dân, nhiều người là doanh nhân thành đạt trên lĩnh vực sản xuất và kinh doanh góp phần làm giàu cho quê hương đất nước.
Tế Thắng thuộc huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm huyện Nông Cống 07km về phía Bắc.
+ Phía Đông giáp xã Tế Nông.
+ Phía Tây giáp huyện Như Thanh.
+ Phía Nam giáp xã Tế Lợi.
+ Phía Bắc giáp xã Trung Thành.
Diện tích tự nhiên 998,81ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 475,41 ha; đất lâm nghiệp 282,25ha; đất rừng phòng hộ 282,25ha; đất nuôi trồng thủy sản 46,08ha; đất phi nông nghiệp 182,82ha.
Dân cư tập trungở 9 thôn gồm: Yên Cách, Đại Đồng, Quả Cảm, Giá Mai, Đậu Yên, Thổ Nam, Thổ Trung, Thổ Bắc, Thổ Tân.
Tế Thắng có 9/9 thôn được công nhận thôn văn hóa, 3/3 trường được công nhận trường đạt chuẩn văn hóa, xã được công nhận đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới năm 2017.
Tháng tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh nhân dân Tế Thắng cùng với nhân dân cả nước đã đứng lên làm cuộc cách mạng đánh đổ chế độ thực dân phong kiến lập nên chính quyền dân chủ nhân dân. Kể từ đây người dân được làm chủ vận mệnh của mình, được sống trong đọc lập tự do, đem hết tài năng trí tuệ xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt là trong công cuộc đổi mới các tầng lớp nhân dân Tế Thắng tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, một lòng một dạ đi theo Đảng. Phát huy truyền thống yêu quê hương với tinh thần tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, đoàn kết thống nhất xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc góp phần xứng đáng cho sự nghiệp giải phòng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong sự nghiệp vẻ vang đó Tế Thắng có hơn 1.526 lượt người tham gia lực lượng vũ trang qua các thời kỳ và tham gia lực lượng thanh niên xung phong, có 128 liệt sĩ, hơn 100 thương bệnh binh và người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, 13 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và hàng trăm lượt người tham gia dân công hỏa tuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ và khắp các chiến trường.
Sau 35 năm đổi mới xã Tế Thắng đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của nhà nước vào việc phát triển kinh tế xã hội. Do đó kinh tế địa phương không ngừng tăng trưởng đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, cơ sở vật chất được tăng cường, bộ mặt địa phương không ngừng đổi mới, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, những hoạt động văn hóa truyền thống của địa phương được bảo lưu, gìn giữ và phát huy có hiệu quả.
Phát huy truyền thống quê hương, con em Tế Thắng ra đi đã nỗ lực phấn đấu trên mọi lĩnh vực công tác, nhiều người đã thành đạt, góp phần làm vẻ vang truyền thống quê hương, trong đó nhiều người là sĩ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang quân đội, là thạc sĩ, là thầy thuốc nhân dân, nhiều người là doanh nhân thành đạt trên lĩnh vực sản xuất và kinh doanh góp phần làm giàu cho quê hương đất nước.