Truy cập

Hôm nay:
69
Hôm qua:
40
Tuần này:
143
Tháng này:
4908
Tất cả:
430897

Ý kiến thăm dò

Hội nghị bàn giải pháp sản xuất nông nghiệp cao trên địa bàn huyện

Ngày 17/12/2019 08:38:30

Chiều ngày 6/12/2019, tại nông trại Queen Farm, thôn Dục Tú, xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, đoàn công tác của huyện do đồng chí Mai Nhữ Thắng, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới bàn giải pháp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Nông Cống. Tham dự hội nghị có bà Phạm Thị Thanh Hương, Trưởng phòng quản lý công nghệ Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thanh Hóa; ông Trần Văn Tân, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới.

IMG20191206150302.jpg


Nông trại Queen Farm thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới được đầu tư xây dựng vào năm 2017 tại thôn Dục Tú, xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương. Với diện tích5,5 ha, nông trại chuyên trồng rau thủy canh, dưa Taki, dưa chuột, rau củ quả trong nhà lưới, nhà kính. Sau 01 năm, nông trại cho ra thị trường các sản phẩm đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn Việt Gáp, được người tiêu dùng tin cậy, gồm: dưa Taki Nhật Bản, dưa chuột, cà rốt, cà chua, rau thủy canh…Các loại rau củ quả tại nông trại được trồng theo quy trình, kỹ thuật công nghệ cao. Điều đặc biệt là việc cung cấp chất dinh dưỡng từ phân bón Vital cho cây trồng làm cho cây trồng có bộ rễ tốt, phát triển nhanh, mang lại hiệu quả cao, ứng dụng rộng rãi được ở tất cả các địa phương.Theo tính toán, mỗi nămnông trạicó thể trồng 15 - 17 vụ rau; chi phí1 hanhà lưới theo công nghệ Nhật Bản mất khoảng 25 tỷ đồng cùng với 300 triệu đồng tiền mua hạt giống/năm sẽ thu về 350 tấn rau. Bìnhquân mỗi năm rau thủy canh do lợi nhuận trên 4 tỷ đồng.Mỗi năm dưa Taki trồng trong nhà lưới được 4 vụ với tổng sản lượng đạt 260 tấn/ha, lợi nhuận đạt trên 1,5 tỷ đồng/vụ/ha dưa. Với quy trình sản xuất khép kín, tuân thủ nghiên ngặt kỹ thuật, các sản phẩm rau, củ quả trồng theo phương pháp thủy canh tại Queen Farm đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh Thanh Hóa cung cấp mã vạch để truy xuất nguồn gốc.

Sau khi thăm quan, học tập mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Nông trại Queen Farm, đồng chí Chủ tịch UBND huyện Mai Nhữ Thắng quyết định lựa chọn 03 xã là Trường Sơn, Thăng Long, Thị trấn Nông Cống để thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đồng chí giao phòng Nông nghiệp khảo sát lại cụ thể thực địa ở 3 đơn vị và thống nhất hỗ trợ mỗi xã 500 triệu đồng làm cơ sở hạ tầng, nhà lưới. Với nguồn kinh phí đó, các xã đầu tư thêm để quyết tâm làm bằng được mô hình. Về phân bón, Phòng nông nghiệp huyện chỉ đạo các xã đưa vào sử dụng loại phân bón Vital trồng rau quả. Trong quý 1 năm 2020, 03 đơn vị phải hình thành xong 03 mô hình trồng rau quả theo quy mô sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đối với chăn nuôi, huyện sẽ từng bước chuyển đổi, thành lập HTX chăn nuôi công nghệ cao.

Hoàng Yến – Cổng thông tin huyện Nông Cống nongcong.gov.vn

Hội nghị bàn giải pháp sản xuất nông nghiệp cao trên địa bàn huyện

Đăng lúc: 17/12/2019 08:38:30 (GMT+7)

Chiều ngày 6/12/2019, tại nông trại Queen Farm, thôn Dục Tú, xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, đoàn công tác của huyện do đồng chí Mai Nhữ Thắng, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới bàn giải pháp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Nông Cống. Tham dự hội nghị có bà Phạm Thị Thanh Hương, Trưởng phòng quản lý công nghệ Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thanh Hóa; ông Trần Văn Tân, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới.

IMG20191206150302.jpg


Nông trại Queen Farm thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới được đầu tư xây dựng vào năm 2017 tại thôn Dục Tú, xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương. Với diện tích5,5 ha, nông trại chuyên trồng rau thủy canh, dưa Taki, dưa chuột, rau củ quả trong nhà lưới, nhà kính. Sau 01 năm, nông trại cho ra thị trường các sản phẩm đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn Việt Gáp, được người tiêu dùng tin cậy, gồm: dưa Taki Nhật Bản, dưa chuột, cà rốt, cà chua, rau thủy canh…Các loại rau củ quả tại nông trại được trồng theo quy trình, kỹ thuật công nghệ cao. Điều đặc biệt là việc cung cấp chất dinh dưỡng từ phân bón Vital cho cây trồng làm cho cây trồng có bộ rễ tốt, phát triển nhanh, mang lại hiệu quả cao, ứng dụng rộng rãi được ở tất cả các địa phương.Theo tính toán, mỗi nămnông trạicó thể trồng 15 - 17 vụ rau; chi phí1 hanhà lưới theo công nghệ Nhật Bản mất khoảng 25 tỷ đồng cùng với 300 triệu đồng tiền mua hạt giống/năm sẽ thu về 350 tấn rau. Bìnhquân mỗi năm rau thủy canh do lợi nhuận trên 4 tỷ đồng.Mỗi năm dưa Taki trồng trong nhà lưới được 4 vụ với tổng sản lượng đạt 260 tấn/ha, lợi nhuận đạt trên 1,5 tỷ đồng/vụ/ha dưa. Với quy trình sản xuất khép kín, tuân thủ nghiên ngặt kỹ thuật, các sản phẩm rau, củ quả trồng theo phương pháp thủy canh tại Queen Farm đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh Thanh Hóa cung cấp mã vạch để truy xuất nguồn gốc.

Sau khi thăm quan, học tập mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Nông trại Queen Farm, đồng chí Chủ tịch UBND huyện Mai Nhữ Thắng quyết định lựa chọn 03 xã là Trường Sơn, Thăng Long, Thị trấn Nông Cống để thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đồng chí giao phòng Nông nghiệp khảo sát lại cụ thể thực địa ở 3 đơn vị và thống nhất hỗ trợ mỗi xã 500 triệu đồng làm cơ sở hạ tầng, nhà lưới. Với nguồn kinh phí đó, các xã đầu tư thêm để quyết tâm làm bằng được mô hình. Về phân bón, Phòng nông nghiệp huyện chỉ đạo các xã đưa vào sử dụng loại phân bón Vital trồng rau quả. Trong quý 1 năm 2020, 03 đơn vị phải hình thành xong 03 mô hình trồng rau quả theo quy mô sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đối với chăn nuôi, huyện sẽ từng bước chuyển đổi, thành lập HTX chăn nuôi công nghệ cao.

Hoàng Yến – Cổng thông tin huyện Nông Cống nongcong.gov.vn

Từ khóa bài viết:

Người tốt, việc tốt